Chén trà gốm Nhật – Trong văn hóa Trà Nhật Bản

Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật. Nhưng trong bài này chúng ta không nói về nghệ thuật uống trà mà nói về các trà cụ, đặc biệt là chén trà dùng trong trà đạo.

Trong bài “Trà đạo Nhật Bản – Chado” trên lien-hoa.net, trong các trà cụ còn có chén để uống trà rất đặc biệt. Chúng tôi xin phép trích nguyên văn:

“Chawan (chén trà): Có thể nói là thứ đặc trưng, giành được sự yêu quý của trà nhân và cũng có thể nói là quan trọng nhất của trà đạo. Có rất nhiều loại chén khác nhau, nhưng với những trà nhân Nhật Bản xưa kia cũng như ngày nay, chén trà gắn liền với tên tuổi của họ, bên cạnh sự yêu thích về nghệ thuật còn là sự ngưỡng mộ về lịch sử và văn hoá. Chén trà được các trà nhân yêu quý như chính bản thân họ vậy. Bởi vậy việc một chén trà có giá trị bằng một căn nhà đối với người hiểu về chén, cũng không có gì là lạ.

Chén trà được làm bằng gốm. Chất liệu được ưa thích không phải là những chiếc chén tròn vẹn bóng bẩy kiểu Trung Quốc, mà là những chiếc chén thô sơ giản di, và hơn nữa, phải được làm bằng tay. Chiếc chén trà thậm chí lại không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn”.

Ở Nhật Bản có rất nhiều dòng gốm nổi tiếng theo từng vùng, nhưng với các trà nhân Nhật Bản thì : “Nhất Karu, nhì Hagi, ba Karatsu”.

– Hagiyaki: Lò gốm tại huyện Yamaguchi của Nhật. Chén của Hagi có đặc trưng là màu hồng nhạt, chân đế thường được cắt hình tam giác.

 

 

Karu: Do dòng họ Karu tại Kyoto sản xuất, bằng tay và không dùng bàn xoay. Đặc trưng là được phủ men đậm hoặc nâu đỏ, xương gốm mềm và thô.

Karatsu: Sản xuất tại Saga và Nagasaki trong đảo Kyushu. đặc trưng là xương gốm phủ áo trắng, trang trí hoa văn đơn giản bằng sắc màu nâu.

– Ngoài ra có rất nhiều loại chén khác nhau, mang những đặc trưng riêng đã được đặt tên như: Mishima, Kohiki, Hakeme, Tenmokuyu…

Khi đưa một chén trà cho khách, nếu chén có khắc hoa văn thì hoa văn luôn được hướng về phía khách chính để tỏ lòng hiếu khách. Đây cũng là một trong những nét lễ nghi đặc trưng của trà đạo: “Hoà- kính- thanh- tịnh”.

Theo “Trà đạo” trong Wikipedia mô tả, chén trà trong trà đạo còn độc đáo ở chỗ:

Chén trà: Chén dùng để đựng trà cho khách thưởng thức. Chén được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng. Vì thế mà trong khi làm một buổi tiệc trà, không có hai chén trà giống nhau. Các nghệ nhân làm chén cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

Mùa xuân: Chén có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào.

Mùa hạ: Là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng.

Mùa thu: Chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi.

Mùa đông: Là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh.

Như vậy, chúng ta thấy người Nhật Bản coi trọng trà đạo và trong đó cũng quy định rất nghiêm ngặt về các trà cụ, đặc biệt là bát trà, ly uống trà cũng thấm đẫm tinh thần Nhật Bản: Dùng bát (gốm sứ) của Nhật sản xuất.

Shop Gốm Nhật st

Comments are closed.

Back to top
Hotline: +84968108208
SMS: +84968108208 Message facebook Zalo: +84968108208